Sự nổi lên của các thị trường bất động sản đồng nai, tỉnh bình dương, long an, bà rịa – vũng tàu hay các địa phương đbscl từ đầu năm 2021 đến nay đúng lúc quỹ đất tại các thành thị như thủ đô và sài gòn. Hcm trở thành khan, giá bất động sản tăng mạnh. điều đó đã tạo lực hút cho nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà đất chuyển sang các khu vực ngoại thành kiếm tìm thời cơ.

su noi len cua thi truong nha dat ngoai thanh sai gon 1

Sự hiện diện của loạt ông lớn, BĐS vùng ven “nỗi lên”

Khi quỹ đất tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM ngày càng khan hiếm, giá tăng cao, nhiều ông lớn bất động sản đã chuyển hướng sang các địa bàn vùng ven tìm kiếm cơ hội. Tâm lý thích sở hữu bất động sản của người dân cũng khiến nhu cầu mua nhà khu vực ven trung tâm gia tăng.

Cùng với đó, “cú hích” từ dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng sống xanh, an cư trong những căn nhà diện tích rộng, không gian sống gần gũi thiên nhiên, tách biệt với trung tâm đô thị đông đúc càng tạo sức nóng cho thị trường bất động sản vùng ven.

Thực tế, không chỉ mới đây, xu hướng phát triển thị trường BĐS vùng ven Tp.HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và mới đây là các tỉnh ĐBSCL đã hình thành cách đây vài năm, tuy nhiên, đến hiện tại, khi xuất hiện nhiều ông lớn BĐS cùng lúc vào thị trường với các dự án quy mô thì BĐS vùng ven Sài Gòn mới thực sự trở nên mạnh mẽ.

Có thể thấy loạt ông lớn BĐS như Novaland, Nam Long, Hưng Thịnh, Phát Đạt, Danh Khôi, An Gia…đã khuấy động thị trường BĐS ven Tp.HCM thời gian gần đây. Sự hiện diện của những CĐT này với các dự án lớn đi kèm đã thúc đẩy tâm lý mua BĐS vùng ven trở nên mạnh mẽ hơn.

Chẳng hạn như mới đây, Tập đoàn Nam Long cùng thời điểm quý 3/2021 đã kí hợp tác với ông lớn BĐS Nhật để phát triển 3 dự án BĐS vùng ven quy mô lớn. Cụ thể, tháng 7/2021 kí với Nishi Nippon Railroad lần đầu hợp tác phát triển dòng EHome – căn hộ “vừa túi tiền” tại dự án EHome Southgate 4,5ha nằm tại cửa ngõ dẫn vào khu đô thị Waterpoint 355 ha, Bến Lức, Long An. Dự án có diện tích 4,5ha gồm 7 khối nhà chung cư, tương đương hơn 1.400 căn hộ.

su noi len cua thi truong nha dat ngoai thanh sai gon 3

Tháng 8/2021, đơn vị này và Hankyu Hanshin Properties Corporation đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược để cùng nhau phát triển khu đô thị tích hợp Izumi City 170ha, Long Hưng, Đồng Nai. Với tổng vốn đầu tư dự kiến là 18.600 tỷ đồng, đây sẽ là dự án đảm bảo cho sự phát triển dài hạn của Nam Long ít nhất trong 5-10 năm tới.

Tương tự, tháng 9/2021 mới đây, đơn vị này lại đồng hành cùng Nishi Nippon Railroad phát triển dự án khu đô thị Nam Long Đại Phước 45ha Nhơn Trạch, Đồng Nai. Theo thỏa thuận, Tập đoàn Nam Long sẽ chuyển nhượng một phần sở hữu của mình tại Công ty TNHH Một thành viên Paragon Đại Phước cho Niship Nippon Railroad để cùng phát triển khu đô thị Nam Long Đại Phước với tổng diện tích 45.5 hecta. Đây là dự án trọng điểm đảm bảo cho sự phát triển của Nam Long trong những năm tới. kế hoạch, dự án sẽ được Nam Long và Nishi Nippon Railroad phát triển với sản phẩm chủ yếu là biệt thự song lập và đơn lập cao cấp.

Hay mới đây, Tập đoàn Danh Khôi cùng DKRA Vietnam chính thức hợp tác phát triển dự án khu phức hợp đô thị thương mại -dịch vụ và du lịch biển Lagi New City tại Bình Thuận. Được biết, dự án có quy mô 43,4ha với các dòng sản phẩm nhà phố thương mại biển, shophouse biển và biệt thự biển. Đây cũng là doanh nghiệp tấn công mạnh vào thị trường BĐS vùng ven thời gian qua.

Trước đó, bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp, đơn vị này tận dụng cơ hội trong khó khăn thông qua động thái thâu tóm quỹ đất rầm rộ. Điển hình là Tập đoàn này đã “thâu tóm” 3 dự án đất vàng ở Đà Nẵng, Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quy Nhơn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cũng tại khu ven Sài Gòn, đại diện Phú Đông Group cũng cho biết, dự kiến trong năm nay đơn vị này sẽ giới thiệu ra thị trường dự án căn hộ Phú Đông Sky Garden với nguồn cung hơn 600 căn hộ tại thị trường Bình Dương. Doanh nghiệp vẫn kiên định với phân khúc dành cho khách hàng trẻ, giá bán của dự án dự kiến từ 2,2 tỷ/ căn 2 phòng ngủ, diện tích 70m2.

Thời gian qua, Phát Đạt cũng là đơn vị tập trung phát triển các dự án khu vực lân cận Tp.HCM như Bà Rịa – Vũng Tàu và Phú Quốc. Theo kế hoạch kinh doanh, năm nay doanh nghiệp này tiếp tục dành nguồn lực cho các thị trường tiềm năng cao tại khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh ven biển miền Trung. Với bất động sản công nghiệp, Phát Đạt chọn triển khai dự án khu dịch vụ kho bãi logistics đầu tiên với diện tích 24 ha gần cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Hay, các ông lớn như Novaland, Hưng Thịnh, An Gia… đã có quỹ đất trước đó tại khu ven Tp.HCM vẫn đang tấn công mạnh mẽ BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM, tạo nên bức tranh đa dạng cho thị trường BĐS vùng ven.

Theo các chuyên gia, việc lựa chọn sống ở ven đô sẽ giúp người mua nhà giải quyết được nhiều bất cập của cuộc sống đô thị như ùn tắc giao thông, khói bụi, đồng thời thỏa mãn tất cả những nhu cầu sống và sinh hoạt của nhiều thế hệ trong gia đình.

Xu hướng tất yếu, nơi nào sẽ là tâm điểm?

Theo dự báo của các chuyên gia, việc tìm về vùng ven để phát triển dự án sẽ tiếp diễn trong tương lai, đặc biệt ở những thị trường có nhiều quỹ đất màu mỡ như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, và xa hơn như Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Quảng Ngãi…

Chia sẻ trước đó, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc phận nhà ở CBRE, cho rằng, hiện nay Tp.HCM đang rơi vào tình trạng khan hiếm về nguồn cung và khó khăn về pháp lý nên các chủ đầu tư có sự dịch chuyển. Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng cao, có khả năng bán hàng nhanh thì các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào.

Đây là bức tranh chúng ta thấy ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Phú Quốc, Lâm Đồng,… Bản thân các chủ đầu tư đã chạy rất nhiều để tìm được quỹ đất trong bối cảnh thị trường TP.HCM đang khó khăn. Cũng theo ông Kiệt, Tp.HCM vẫn còn tiềm năng phát triển bất động sản bởi nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất cao. Khi các yếu tố về pháp lý ở thị trường này được tháo gỡ, các nhà đầu tư sẽ tự động quay lại thị trường.

Cũng chia sẻ tại tọa đàm mới đây, ông Kiệt đã chỉ ra 3 khu vực vẫn còn nhiều dư địa phát triển BĐS. Đó là Đồng Nai, Bình Dương, Long An, là các địa phương có tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu BĐS. Theo các chuyên gia, đây là những khu vực bổ sung nguồn cung cho thị trường BĐS Tp.HCM thời gian gần đây.

Với Đồng Nai, ông Kiệt chi ra, đây là khu vực thời gian qua có nhiều nhà đầu tư đổ về đây để mua BĐS. Nhất là thời điểm sân bay quốc tế Long Thành được triển khai thu hút rất nhiều nhà đầu tư về tìm hiểu phân khúc đất nền, nhất là đất nền phân lô. Ngoài ra, các chủ đầu tư có dự KĐT quy mô tại Nhơn Trạch, Biên Hòa cũng là tâm điểm để thu hút các nhà đầu tư cá nhân về đầu tư BĐS. Đây là khu vực được đánh giá cao về khả năng kết nối hạ tầng giao thông với Tp.HCM và các khu lân cận. Loạt dự án đang được đầu tư, mở rộng, nâng cấp… là trợ lực rất tốt cho thị trường BĐS.

su noi len cua thi truong nha dat ngoai thanh sai gon 2

Với thị trường Long An, mấy năm nay xuất hiện các KĐT với đa dạng phân khúc từ đất nền, nhà phố đến biệt thự, shophouse của các chủ đầu tư địa phương và Tp.HCM khiến BĐS nơi đây sôi động. Theo ông Kiệt, đây cũng là địa phương thời gian tới sẽ thay thế cho thị trường Tp.HCM phát triển dòng sản phẩm căn hộ giá mềm, trên dưới 1 tỉ đồng/căn, vốn đã tuyệt chủng từ lâu tại Tp.HCM cũng như Bình Dương, Đồng Nai. Sự thay thế này sẽ là lựa chọn tốt cho nhà đầu tư BĐS trong bối cảnh thị trường BĐS tăng giá mạnh, khan hiếm phân khúc nhà giá rẻ.

Còn theo GS Nguyễn Minh Hoà, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Tp.HCM, dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt ở các thành phố lớn, đông dân. Sau dịch, trong phát triển đô thị hay thị trường BĐS có thể sẽ định hình hình lại xu hướng phát triển của mình để phù hợp với thực tiễn.

Theo vị GS này, dịch hành hoành ở các thành phố lớn, sau dịch con người có xu hướng tìm đến các vùng đất mới, rộng lớn hơn, cách xa TP ồn ào, để tìm đến cuộc sống bình yên, gắn liền với thiên nhiên với lối sống sinh thái. Do đó, BĐS tỉnh sẽ có cơ hội phát triển hậu Covid-19. Xu hướng dịch chuyển về tỉnh chắc chắn là xu hướng tất yếu của thị trường BĐS. Xu hướng này không chỉ ở Việt Nam mà đang diễn ra trên thế giới.

Theo vị GS này, trong phát triển đô thị có khái niệm “ngưỡng đô thị”, nghĩa là đến đó là không phát triển thêm được nữa. Đô thị thì có tài nguyên nước, đất… con người thì có thể sinh ra nhưng đất đai không sinh sôi nảy nở. Đến một ngưỡng nào đó, quỹ đất ở trung tâm sẽ dần cạn, buộc con người phải giãn dân ra các khu vực bên ngoài.

“Chưa kể, hiện nay ở các TP lớn có quá nhiều lực đẩy để đẩy nhu cầu của con người ra bên ngoài. Chẳng hạn như, ô nhiễm môi trường, nguồn nước, khói bụi, kẹt xa, quá tải cơ sở hạ tầng, giá cả đắt đỏ…Các yếu tố này đang dần đẩy con người đi xa hơn, BĐS lân cận hay tỉnh là lựa chọn trong bối cảnh như thế”, GS Nguyễn Minh Hòa nhấn mạnh.