Hiện nay, thị xã La Gi trở thành một đô thị lớn thứ 2 sau thành phố Phan Thiết. Theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, thị xã La Gi sẽ là đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận và là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc lộ 55.
“Nơi đây sở hữu những bãi biển tuyệt đẹp, cảnh vật hoang sơ, được ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu nắng nóng quanh năm, thích hợp làm du lịch. Lợi thế này sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây cất cánh”, nhà đầu tư này nhận định.
Cung đường ven biển Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né
Trên cung đường ven biển Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né; La Gi sở hữu lợi thế khi nằm tại vị trí trung điểm của cung đường này. Trong tương lai, 2 đầu mút của cung đường này là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết; Nhờ vị trí trung tâm, khi hoàn thành, khách du lịch từ sân bay Long Thành hay Phan Thiết cũng chỉ mất 1,5 tiếng để tiếp cận La Gi.
Ngoài sân bay Long Thành và Phan Thiết, cuối năm 2020, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã khởi công. Với vị trí cửa ngõ của Bình Thuận, La Gi hưởng lợi nhiều từ công trình này. Ngoài cao tốc, sân bay, trong năm 2021, hàng loạt công trình hạ tầng như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, tuyến đường DT711, DT719, DT719B… cũng đang được triển khai để biến cung đường biển này thành điểm đến du lịch liên hoàn.
Mức giá hấp dẫn của bất động sản La Gi được đánh giá là yếu tố mấu chốt, thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư. Khảo sát trên trang batdongsan, giá đất nền một số dự án ven biển tại khu vực này đang dao động 20-45 triệu đồng một m2 – mức giá cạnh tranh so với nhiều khu vực khác. Với khoảng giá này, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào tiềm năng sinh lời khi La Gi lên thành phố theo quy hoạch vào năm 2025.
“Nhìn từ bài học nâng cấp danh xưng của nhiều địa phương trên cả nước, dễ dàng nhận thấy việc gia tăng giá đất là kịch bản gần như được mặc định tại các địa phương trước đó như Sầm Sơn, Hà Tiên, Phú Quốc…”, TS Minh Hải nhấn mạnh.
Với hàng loạt lực đẩy có lợi, La Gi đang được kỳ vọng sẽ là điểm đến mới của giới đầu tư địa ốc đồng thời biến Bình Thuận thành “thủ phủ” mới trên bản đồ bất động sản nghỉ dưỡng.
Các nhà đầu tư sẽ tập trung đổ dòng tiền vào các thị trường mới
TS. Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc của Đại học Ngân hàng TP HCM cho rằng, biên độ giá tăng cao liên tục đồng nghĩa với dư địa sinh lời không còn nhiều. Do đó, các nhà đầu tư bắt đầu có xu hướng dịch chuyển đến những vùng đất mới, nơi bờ biển còn nguyên sơ, khí hậu trong lành và chưa có quá nhiều sự cạnh tranh. Những khu vực có thể dễ dàng tiếp cận bằng phương tiện cá nhân, đảm bảo sự riêng tư và giãn cách trong bối cảnh dịch bệnh; tránh nơi quá xa, phải di chuyển bởi máy bay cũng được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cho giới đầu tư địa ốc.
Vị này nhận định, các nhà đầu tư sẽ tập trung đổ dòng tiền vào các thị trường mới nổi có khả năng đáp ứng nhu cầu quan tâm và chăm sóc sức khoẻ ngày càng lớn của người Sài Gòn sau đại dịch; những vùng lân cận Sài Gòn, có thể dễ dàng tiếp cận bằng xe hơi, phương tiện cá nhân trong thời gian ngắn hay các thị trường giá bất động sản còn rẻ; chưa quá cao. Giới đầu tư cũng đang nhắm vào những nơi có dư địa tăng giá cao nhờ sức bật hạ tầng như: sân bay, cao tốc; hoặc sức bật từ đòn bẩy hành chính.
“Xét về thị trường biển lân cận Sài Gòn, Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né sẽ hút dòng tiền của các nhà đầu tư sau Covid-19. Những địa phương này có cảnh sắc biển hoang sơ, không quá xa TP HCM, giá đất vẫn mềm và có thể đón sóng hạ tầng mạnh trong 2-3 năm tới”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Trong đó, La Gi được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng hút dòng tiền lớn của nhà đầu tư Sài Gòn trong 3 năm tới. Nhiều ông lớn địa ốc cũng đang nhắm đến thị trường này để chuẩn bị kế hoạch xây dựng các đại dự án ven biển.
Dưới con mắt đầu tư sành sỏi của ông Hoàng, La Gi hấp dẫn giới đầu tư nhờ sở hữu vị trí trung tâm của tuyến đường ven biển tuyệt đẹp Bình Thuận, giá đất còn mềm và lực đẩy từ hạ tầng lớn.