Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây- tỉnh Bình Thuận đã thực hiện phủ rộng mạng lưới hạ tầng giao thông luôn đi trước một bước, trong đó cấp tốc triển khai các tuyến cao tốc đi qua địa phương và hệ thống giao thông kết nối nội tỉnh.
Sau gần 1 năm khởi công, những km đầu tiên của tuyến đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được thi công cấp phối đá dăm để chuẩn bị thảm lớp bê tông nhựa thứ nhất, đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình thi công dự án này. Theo báo cáo tiến độ mới nhất của Ban Quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ Giao thông Vận tải), đến cuối tháng 8/2021, tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng cho dự án đạt 99,7%. Dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2022.
Sau khi đi vào sử dụng, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với chiều dài 99km, mặt đường hơn 32m, quy mô 6 làn xe và vận tốc thiết kế 120 km/h giúp Bình Thuận gỡ nút thắt về hạ tầng, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ TP.HCM tới Phan Thiết – Mũi Né xuống còn hơn 2 giờ lái xe và tới La Gi chỉ với 1,5 giờ.
Công trình cao tốc tuyến Vĩnh Hảo – Phan Thiết
Tuyến cao tốc thứ 2 từ Vĩnh Hảo – Phan Thiết đang từng ngày hoàn thiện đã tạo động lực cho các nhà đầu tư có tầm cỡ quốc tế rót vốn vào Bình Thuận. Hiện nay, trên công trình cao tốc tuyến Vĩnh Hảo – Phan Thiết đang huy động gần 2.000 cán bộ kỹ thuật, lái máy với 860 xe máy thiết bị, đang triển khai tổng cộng 62/67 mũi thi công. Đến nay, giá trị sản lượng thực hiện dự án khoảng 843,57 tỷ đồng, đạt 14% so với tổng giá trị xây lắp của dự án (6.065,09 tỷ đồng) và đạt khoảng 94% so với kế hoạch sản lượng đã đăng ký (899,27 tỷ đồng).
Công Trình cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
Được biết, mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã ký kết hợp đồng triển khai cao tốc Bắc Nam, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo (Nha Trang – Bình Thuận) theo hình thức PPP. Dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng, dài 78,5km, điểm đầu tại km54+00, phía sau nút giao Cam Ranh (điểm cuối dự án Nha Trang – Cam Lâm) thuộc tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối dự án tại KM134+00, phía trước nút giao Vĩnh Hảo, trùng điểm đầu cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận.
Để chuẩn bị đón đầu các tuyến cao tốc trên đi vào hoạt động, nhanh chóng thực hiện liên kết vùng và kêu gọi đầu tư, trong năm 2020 tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều dự án đầu tư nâng cấp – mở rộng một số tuyến đường tỉnh nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cao tốc trong tương lai.
Bình Thuận xác định 3 tuyến đường quan trọng ở phía Nam TP Phan Thiết sẽ được đầu tư trước hết. Đó là tuyến đường ĐT 719 sẽ khởi công có điểm đầu ngã ba Kê Gà đi Tân Thành – Tân Thuận – Tân Hải – Tân Tiến – Tân Bình – Bình Tân – Tân Thiện -Tân An – La Gi nối dài với quốc lộ 55; Tuyến ĐT 719B được làm mới từ xã Hàm Mỹ đi Tiến Thành – Tiến Lợi – Thuận Quý – La Gi,… Khi cao tốc hình thành sẽ kết nối vào 2 tuyến đường này, mọi sự lưu thông các khu du lịch trong tỉnh rất thuận lợi.
Cùng với các tuyến cao tốc, sân bay hiện Bình Thuận đang định hướng đẩy mạnh phát triển tam giác du lịch Phan Thiết – Mũi Né – La Gi và mục tiêu nâng cấp La Gi lên thành phố trước năm 2025. Trong tương lai gần, kỳ vọng khu vực này sẽ phát triển mạnh hơn nữa với những dự án có quy mô lớn, quy hoạch đồng bộ.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, riêng tại La Gi đang có khoảng 20 dự án đang triển khai đầu tư và xây dựng. Điển hình như Fusion Alya La Gi, Casalle Hills La Gi, Khu dân cư La Gi Pearl, La Gi Longbeach… và mới đây nhất là dự án Lagi New City quy mô 43,4ha do Tập đoàn Danh Khôi và DKRA Vietnam hợp tác phát triển. Được biết, Lagi New City được quy hoạch theo mô hình phức hợp đô thị thương mại dịch vụ & du lịch biển sở hữu 1,6km mặt tiền biển với pháp lý sổ đỏ sở hữu lâu dài.
Có thể nói, dù đang đối diện với những khó khăn nhất định do ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhưng bất động sản nghỉ dưỡng Bình Thận vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn bởi sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng. Bằng chứng là trong thời gian qua nhiều nhà đầu tư đã kịp đón đầu mạng lưới giao thông quy mô khá lớn này bằng việc rót vốn phát triển dự án mới dọc tuyến đường ven biển của Bình Thuận, kéo dài từ La Gi đến Kê Gà.