Bất động sản biển lân cận TPHCM như La Gi, Mũi Né, Hồ Tràm,… được dự đoán sẽ vượt mặt các thị trường truyền thống, hút dòng tiền của các nhà đầu tư. Trong đó, La Gi được đánh giá nhiều tiềm năng bởi mặt bằng giá còn nhiều dư địa gia tăng.
Xu hướng của thị trường bất động sản phía Nam trong 6 tháng cuối năm
Tại hội thảo xu hướng của thị trường bất động sản phía Nam trong 6 tháng cuối năm, TS. Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc của Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh nhận định: Covid đang làm thay đổi hướng đi dòng tiền của các nhà đầu tư Sài Gòn.
Theo tiến sĩ, dòng tiền của nhà đầu tư Sài Gòn trong 3 năm tới sẽ chuyển từ các thị trường truyền thống sang các thị trường mới nổi hội tụ đủ 3 yếu tố: lân cận Sài Gòn, mức giá còn mềm chưa quá cao và sức đẩy hạ tầng lớn.
Xét về thị trường biển lân cận Sài Gòn, trục Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né được đánh giá có nhiều lợi thế. Với các thị trường này, nhà đầu tư Sài Gòn có thể dễ dàng tiếp cận bằng xe hơi trong 1 – 1.5 tiếng. Cũng theo tiến sĩ, nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào những khu vực có thể dễ dàng tiếp cận bằng phương tiện cá nhân, đảm bảo sự riêng tư và giãn cách trong bối cảnh dịch bệnh; tránh nơi quá xa, phải di chuyển bởi máy bay.
Trong 5 thị trường Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né, La Gi sở hữu nhiều lợi thế khi nằm tại vị trí trung tâm của tuyến đường ven biển dài nhất Việt Nam này, với 2 đầu mút là các đại công trình trọng điểm: sân bay Long Thành và sân Bay Phan Thiết. Hai công trình này sẽ mang hàng triệu du khách quốc tế và miền Bắc tới La Gi.
Hàng loạt lực đẩy cộng hưởng cho thị trường La Gi xuất hiện
Mức giá hấp dẫn của bất động sản La Gi được đánh giá là yếu tố mấu chốt, thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư trong 3 năm tới, nhất là trước thời điểm địa phương này nâng cấp lên thành phố.
Cụ thể, theo lộ trình đến năm 2025, La Gi sẽ chính thức lên thành phố. Nhìn từ bài học “nâng cấp” danh xưng của nhiều địa phương trên cả nước, dễ dàng nhận thấy việc gia tăng giá đất là kịch bản gần như được mặc định.
Ngoài 3 siêu dự án sân bay và cao tốc, trong năm nay và năm 2022, UBND tỉnh Bình Thuận đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng để nâng cấp hạ tầng cho La Gi như: 2 nút kết nối cao tốc thẳng đến Hàm Tân, tuyến đường biển quốc gia DT719B, đường song hành DT719…
Với 3 điều kiện trên, có thể thấy La Gi hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để trở thành “mỏ vàng” thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư.
Dự án phức hợp Đô thị Thương mại – Dịch vụ & Du lịch biển Lagi New City có quy mô 43.4ha, tọa lạc tại vị trí vàng của thị xã La Gi, ngay trung tâm giao thương tấp nập nhất khu vực phía Nam của miền Trung, có vị thế vô cùng thuận lợi cho việc khai thác kinh doanh các dịch vụ thương mại, du lịch.
Đây cũng là dự án hiếm có sở hữu “tứ cận” khi phía Đông giáp cảng cá La Gi, phía Tây và phía Nam giáp biển Đông; Phía Bắc giáp đường Bến Chương Dương và khu dân cư sầm uất. Đặc biệt, với 2 mặt giáp biển, Phức hợp Đô thị Thương mại – Dịch vụ & Du lịch biển Lagi New City được ví như “viên ngọc trai” đắt giá, luôn tỏa sáng và tràn đầy vượng khí, giúp nâng tầm giá trị trải nghiệm và nghỉ dưỡng của cư dân.
Bên cạnh đó, Phức hợp Đô thị Thương mại – Dịch vụ & Du lịch biển Dự án Lagi New City Bình Thuận nằm giữa vùng du lịch trọng điểm của du lịch phía Nam gồm TPHCM – Đà Lạt – Vũng Tàu – Phan Thiết, tọa lạc ngay vị trí trung tâm của tuyến đường trục Đông – Tây liên kết các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Địa thế vàng của dự án được các chuyên gia đầu tư đánh giá cao vì thuận tiện đa kết nối, khiến dự án có khả năng tăng giá bền vững.